Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là gì?

Tác giả
Tyra Funk
Đăng ngày
17/01/2025
Lượt xem
69

1. ADHD là gì?  

ADHD - Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder hay còn gọi là Rối Loạn Tăng Động Giảm Chú Ý là một trong những loại rối loạn thần kinh phổ biến nhất thường gặp ở trẻ em ngày nay. Đây là tình trạng gây ảnh hưởng đến khả năng tập trung cũng như dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát hành vi và cảm xúc. ADHD có thể xuất hiện từ giai đoạn tuổi học đường và tồn tại suốt đời trong hầu hết trường hợp, chi phối cuộc sống từ học tập, công việc đến các mối quan hệ xã hội nếu không được nhận diện và can thiệp đúng cách.  

2. Nguyên nhân trẻ mắc triệu chứng ADHD ngày càng  gia tăng  

Theo nghiên cứu, triệu chứng ADHD có dấu hiệu tăng trưởng trong 10 năm gần đây. Dựa  theo số liệu của  U.S. Centers for Disease Control and Prevention, số trẻ em mắc chứng Rối Loạn Tăng Động Giảm Chú Ý chiếm 9.8% so với tổng số chung vào năm 2016, tức là hễ 10 trẻ thì có 1 trẻ mắc ADHD.   

Chỉ số rối loạn tăng nguyên nhân một phần do ngày càng được quan tâm nhận biết bởi các cha mẹ, trường học và bác sĩ. Điều này cũng mang ý nghĩa ADHD vẫn luôn là căn bệnh hiện hữu trong xã hội và ngày càng có được nhận thức tốt từ cộng đồng. Tuy nhiên, ADHD ngày càng bị lạm dụng chẩn đoán từ người lớn đối với trẻ em gặp khó khăn tạm thời trong hành vi hay học tập thường bị cho là rối loạn tăng động giảm chú ý.  

3. Dấu hiệu nhận biết    trẻ mắc triệu chứng ADHD  

Ở độ tuổi nhỏ, trẻ thường hiếu động và có khả năng tập trung kém, đặc biệt trong các giai đoạn được gọi là  "terrible 2"    hoặc  "terrible 3" . Đây là những biểu hiện phát triển bình thường và không đồng nghĩa với ADHD. Trẻ mắc bệnh rối loạn thường có thể nhận biết và tiến hành kiểm tra thông qua các hành vi: liên tục kém tập trung, hiếu động quá mức và có hành động hấp tấp bốc đồng bất thường.  

Việc chẩn đoán ADHD thường được thực hiện từ 5 tuổi trở lên, khi trẻ bắt đầu đi học và phải tuân thủ các yêu cầu học tập và xã hội. Người lớn cần có sự can thiệp từ sớm khi trẻ có dấu hiệu bị chậm ngôn ngữ cũng chưa hoàn thiện kỹ năng vận động. Trẻ mắc ADHD có mức độ kém tập trung và hiếu động bất thường, gây khó khăn lớn trong giao tiếp xã hội và phát triển trí tuệ vì các triệu chứng này không giảm đi theo thời gian nếu không được hỗ trợ, có thể dẫn đến những vấn đề tâm lý trong quá trình trưởng thành.  

4. Cần làm gì khi    trẻ mắc triệu chứng ADHD  

ADHD là một rối loạn cần được nhận biết và quản lý sớm để giảm thiểu những khó khăn mà trẻ có thể gặp phải. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ từ gia đình, nhà trường và cộng đồng, trẻ ADHD hoàn toàn có thể phát triển toàn diện, hòa nhập và đạt được thành công trong cuộc sống.  

Điều quan trọng nhất là không coi ADHD là giới hạn mà là một thử thách, nơi trẻ có thể khám phá và phát huy tiềm năng của mình. Hãy luôn đồng hành cùng trẻ trên hành trình trưởng thành đầy ý nghĩa.  

Nguồn tham khảo:  

  1. https://www.cdc.gov/ncbddd/adhd/index.html       
  2. https://www.cdc.gov/ncbddd/adhd/data.html  
  3. https://www.nimh.nih.gov/health/topics/attention-deficit-hyperactivity-disorder-adhd       

 


Bài đăng liên quan

https://tangdonggiamchuy.dev.fsofts.com/storage/1-5.jpg

NGUYÊN NHÂN CỦA RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)

Đọc ngay
https://tangdonggiamchuy.dev.fsofts.com/storage/5-4.png

RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD) CÓ NHỮNG THỂ NÀO?

Đọc ngay
https://tangdonggiamchuy.dev.fsofts.com/storage/1-7.png

TRẺ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý GẶP NHỮNG KHÓ KHĂN GÌ TRONG GIAO TIẾP?

Đọc ngay
https://tangdonggiamchuy.dev.fsofts.com/storage/6-2.png

CÁC CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)

Đọc ngay
https://tangdonggiamchuy.dev.fsofts.com/storage/3-6.png

ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý - ĐIỀU TRỊ BẰNG HÀNH VI HAY DÙNG THUỐC

Đọc ngay