RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD) CÓ NHỮNG THỂ NÀO?

Tác giả
Tyra Funk
Đăng ngày
17/01/2025
Lượt xem
15

ADHD thường dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu bệnh khác, và nguyên nhân cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Đa số nghiên cứu cho rằng ADHD là bệnh di truyền, được nhận thấy ở các anh, chị, em trong cùng một gia đình, với những triệu chứng dễ thấy nhất là mất tập trung, khó giao tiếp, tính cách bốc đồng hay tăng động.   

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, trẻ mắc phải ADHD sẽ có những dấu hiệu khác nhau, tuỳ vào phân loại ADHD mà trẻ mắc phải. Có 3 thể ADHD chính: Thể giảm chú ý, thể tăng động và thể kết hợp tăng động giảm chú ý.  

Thể giảm chú ý  

Loại ADHD này thường được chẩn đoán xảy ra nhiều ở người lớn và trẻ em gái, được gọi tắt là ADD. Đây là thể phổ biến nhất và cũng dễ gây chủ quan nhất. Chính vì những biểu hiện trên xuất hiện ở độ tuổi nhỏ, nên cha mẹ thường hiểu lầm rằng đó là những biểu hiện bình thường khi trẻ đang “tuổi ăn, tuổi lớn” và không có các biện pháp can thiệp kịp thời.  

Trẻ mắc ADHD thể giảm chú ý sẽ có những biểu hiện như gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý, làm theo hướng dẫn chi tiết của người lớn. Những điều này dẫn đến việc trẻ sẽ bất cẩn, dễ mắc lỗi hơn, nhất là khi đi học trên trường. Những trẻ em mắc ADD thường hay thơ thẩn, không tập trung trong quá trình học tập, khả năng ghi nhớ của các em cũng kém hơn so với bạn đồng trang lứa. Một số trẻ năng hơn còn bị rối loạn lo âu ngay từ nhỏ, cũng là một trong những dấu hiệu của ADD.   

Thể tăng động  

Đối với thể này, trẻ có xu hướng hoạt động thái quá, luôn trong trạng thái bồn chồn, bứt rứt và phải hoạt động tứ chi liên tục. Trẻ sẽ thích chạy nhảy xung quanh liên tục, không thể ngồi yên một chỗ. Trẻ cũng hay mất kiên nhẫn khi lắng nghe, hay ngắt lời người khác và nói chuyện không mạch lạc do dòng suy nghĩ bị rối loạn. Thể ADHD này sẽ phổ biến ở các bé trai và nam giới nhiều hơn, và cũng dễ chẩn đoán nhất.   

Bên cạnh đó, trẻ cũng có xu hướng nói rất nhiều, một số trẻ còn có biểu hiện nói lắp. Tất cả những biểu hiện nêu trên là do quá trình trao đổi chất trong não ở trẻ thấp hơn ở các phần não kiểm soát sự chú ý, phán đoán xã hội và vận động.   

Thể kết hợp  

Thể kết hợp sẽ có ít nhất 6 biểu hiện liệt kê ở trên của hai thể tăng động và giảm chú ý. Theo một số nghiên cứu, đây là thể phổ biến nhất ở người lớn, với hơn 70% người mắc phải.   

Điều trị ADHD như thế nào?   

Vì ADHD là một dạng rối loạn thần kinh, liên quan đến sự khác biệt trong cách não bộ của một người xử lý và diễn giải thông tin, nên bệnh này không cần phải chữa khỏi. Tuy nhiên, vẫn có những phương pháp để phụ huynh có thể áp dụng điều trị các triệu chứng của ADHD cho trẻ để giúp trẻ kiểm soát các đặc điểm hành vi của ADHD dễ dàng hơn.   

Phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho ADHD thường là dùng thuốc cộng với các phương pháp điều trị hành vi như liệu pháp , điều chỉnh, kỹ năng xã hội và thay đổi lối sống. Phụ huynh có thể áp dụng phương pháp kết hợp này hoặc 1 trong 2 tuỳ vào tình trạng bệnh của trẻ, giúp trẻ dễ dàng hoà nhập với mọi người xung quanh.   

 

Nguồn tham khảo:  

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/adhdadd       

https://www.additudemag.com/3-types-of-adhd/       

https://www.verywellmind.com/what-is-adhd-combined-type-4135385       

https://www.cdc.gov/adhd/diagnosis/index.html  


Bài đăng liên quan

https://tangdonggiamchuy.dev.fsofts.com/storage/1-5.jpg

NGUYÊN NHÂN CỦA RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)

Đọc ngay
https://tangdonggiamchuy.dev.fsofts.com/storage/2-7.png

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là gì?

Đọc ngay