ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý - ĐIỀU TRỊ BẰNG HÀNH VI HAY DÙNG THUỐC
Đã có những nghiên cứu xoay quanh vấn đề điều trị ADHD bằng thuốc hay bằng điều trị hành vi sẽ hiệu quả hơn. Cho đến nay, Nghiên cứu điều trị đa phương thức rối loạn tăng động giảm chú ý (MTA) được cho là đầy đủ nhất để đánh giá tổng quan về ưu nhược điểm của các dạng điều trị này.
Hình ảnh minh hoạ
Mục tiêu điều trị ADHD
ADHD là một rối loạn mãn tính, có yếu tố di truyền. Điều này đồng nghĩa với việc đa số người mắc bệnh sinh ra đã có rối loạn, dù các triệu chứng thường chỉ được nhận diện rõ khi trẻ đến tuổi đi học (khoảng 12 tuổi) 1 . ADHD không thể "chữa khỏi hoàn toàn" mà chỉ có thể được quản lý để giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực, giúp người mắc rối loạn thích nghi và phát triển tốt hơn.
Các mục tiêu cụ thể bao gồm:
Các phương pháp điều trị ADHD
Hiện nay, có ba phương pháp chính để điều trị ADHD: điều trị bằng hành vi, điều trị bằng thuốc hoặc kết hợp cả hai phương pháp.
Điều trị hành vi thường bắt đầu với sự hỗ trợ từ nhà trường và gia đình, bao gồm: Kế hoạch học tập cá nhân (IEP/504 Plan) bằng cách điều chỉnh phương pháp dạy học, chẳng hạn như tăng thời gian làm bài thi, giảm số lượng bài tập, hoặc dạy qua hình ảnh thay vì ngôn ngữ. Thứ hai, đó là chương trình hỗ trợ đặc biệt, bao gồm: Tư vấn tâm lý tại trường, lớp học cá nhân 1 kèm 1, hoặc áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực. Ưu điểm của liệu pháp hành vi này là không gây tác dụng phụ về sức khỏe, đồng thời giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội và quản lý cảm xúc. 2
2. Điều trị bằng thuốc
Tuy nhiên, một số phụ huynh lo ngại về tác dụng phụ khi dùng thuốc lâu dài như mất ngủ, chán ăn, hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều trị bằng thuốc như Adderall XR(R) một lần mỗi ngày cũng cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của trẻ em mắc ADHD và sự cải thiện vẫn tiếp tục trong quá trình điều trị dài hạn lên đến hai năm. 3
Hình ảnh minh hoạ
Nghiên cứu điều trị đa phương thức ADHD (MTA Study) của Viện Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Gia Hoa Kỳ là một nghiên cứu lần đầu tiên xem xét tính an toàn và hiệu quả tương đối của hai phương pháp điều trị này—riêng lẻ và kết hợp trong khoảng thời gian lên đến 14 tháng, và so sánh các phương pháp điều trị này với chăm sóc cộng đồng thường quy.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Điều trị bằng thuốc đơn độc có hiệu quả tốt hơn so với trị liệu hành vi trong đa số trường hợp. Điều trị kết hợp (thuốc + hành vi) không vượt trội hơn so với việc chỉ dùng thuốc, ngoại trừ khi trẻ có các vấn đề đi kèm như lo âu, trầm cảm, hoặc hành vi chống đối. 4 Cũng theo một nghiên cứu năm 2004 của tiến sĩ Howard Abikoff và cộng sự, điều trị kết hợp không dẫn đến chức năng vượt trội và không tạo điều kiện cho việc ngừng dùng thuốc, và sự cải thiện đáng kể đã xảy ra ở tất cả các phương pháp điều trị. 5
Vậy nên, việc điều trị ADHD bằng 2 phương pháp kết hợp thường mang lại sự hài lòng cao hơn cho phụ huynh và giáo viên. Lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của ADHD và hoàn cảnh cụ thể của từng trẻ: 2
Điều quan trọng là không nên trì hoãn việc điều trị, vì ADHD kéo dài sẽ gây khó khăn nghiêm trọng trong học tập và cuộc sống của trẻ. Dù lựa chọn phương pháp nào, mục tiêu vẫn là giúp trẻ ADHD sống tự lập, cải thiện chất lượng cuộc sống và phát huy tối đa tiềm năng của bản thân. Hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế để đưa ra quyết định phù hợp nhất cho con bạn.
Nguồn tham khảo:
Link 1: Age range ADHD
Link 2: The Multimodal Treatment of Attention Deficit Hyperactivity Disorder Study (MTA):Questions and Answers https://www.nimh.nih.gov/funding/clinical-research/practical/mta/the-multimodal-treatment-of-attention-deficit-hyperactivity-disorder-study-mtaquestions-and-answers
Link 3: Children Achieve Sustained ADHD Symptom Improvement With Long-Term, Once-Daily Use of Adderall XR(R)
Link 4: The Latest MTA Study in Context: What It Tells Us about the Role of Medication in ADHD Treatment https://www.additudemag.com/latest-mta-results-putting-adhd-treatment-data-in-context/
Link 5: Symptomatic Improvement in Children With ADHD Treated With Long-Term Methylphenidate and Multimodal Psychosocial Treatment
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0890856709613988