Trẻ em bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hầu hết bị ảnh hưởng đến khả năng học tập và giao tiếp. Đặc biệt, những trở ngại trong giao tiếp là một trong những ảnh hưởng lớn nhất tới sinh hoạt hằng ngày của trẻ.
Theo một nghiên cứu hiện tại cho thấy, khoảng 30% trẻ em mắc ADHD biểu hiện sự chậm trễ đáng kể về trình độ đọc, trong khi 40% gặp khó khăn trong quá trình xử lý ngữ âm 4 . Vì ADHD có thể ảnh hưởng đến các chức năng điều hành, khả năng tập trung cũng như dẫn đến tăng động và hành vi bốc đồng, nên nó cũng trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình vận hành các chức năng ngôn ngữ khi giao tiếp của trẻ. Trẻ sẽ có xu hướng khó tập trung vào lời nói, ngôn ngữ, quản lý luồng suy nghĩ của mình. Đặc biệt, trẻ sẽ khó để ngồi yên nghe hướng dẫn - vốn là điều rất cần thiết cho sự phát triển ngôn ngữ và lời nói trong giai đoạn lớn lên của trẻ 3 .
Tuy nhiên, vì ADHD là bệnh mãn tính kéo dài trong suốt từ độ tuổi đang phát triển đến khi trưởng thành, cho nên những dấu hiệu về ảnh hưởng giao tiếp do ADHD cần theo được phát hiện kịp thời và theo dõi sát sao từ khi còn nhỏ. Đối với trẻ trong độ tuổi từ đi học, chiếm 15% khả năng ADHD 5 , cha mẹ và người chăm sóc có thể quan sát 2 nhóm dấu hiệu chính sau đây để sớm xác định các dấu hiệu bất thường về giao tiếp xuất hiện ở trẻ:
Hình ảnh minh hoạ
Trẻ ADHD có sự khác biệt về giọng nói
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ ADHD sẽ có các đặc điểm giọng nói như:
Nói nhanh hoặc chậm hơn bình thường: Tốc độ khi nói chuyện của trẻ gây khó khăn cho mọi người trong việc hiểu và theo dõi cuộc trò chuyện. Cùng với đó là sự ngập ngừng khi nói chuyện hoặc nói lắp do không thể phản xạ kịp khi giao tiếp. 6
Âm lượng không ổn định: Có âm lượng và sự thay đổi cao độ khi nói chuyện tăng lên, trẻ có thể nói quá to hoặc quá nhỏ, không thể điều chỉnh âm lượng phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp. 6
Ngữ điệu đơn điệu: Thiếu sự biến đổi trong ngữ điệu, khiến lời nói trở nên kém biểu cảm và khó thu hút sự chú ý 8 . Bên cạnh đó, theo nghiên cứu về Đặc điểm giọng nói ở trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, tông giọng khàn, thở hổn hển, căng thẳng cũng là dấu hiệu kết luận ở trẻ ADHD 6
Những đặc điểm này đặc biệt rõ rệt ở trẻ em mắc loại ADHD kết hợp. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ gặp các vấn đề như khó dung nạp từ vựng mới, thích các cấu trúc câu đơn giản, bỏ qua các thành phần câu. Đây cũng là thách thức lớn trong việc giáo dục cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ 4
Hình ảnh minh hoạ
Trẻ ADHD chậm phát triển về giao tiếp
ADHD có thể tác động không chỉ đến cách biểu đạt ý tưởng mà còn đến cách giải nghĩa lời nói trong giao tiếp, được gọi là kỹ năng ngôn ngữ biểu đạt và ngôn ngữ tiếp nhận 2 .
Với ngôn ngữ biểu đạt, ADHD khiến trẻ khó tìm được từ ngữ phù hợp và diễn đạt suy nghĩ của mình. Việc kể chuyện theo cách có trật tự hoặc tạo câu mẫu câu phức tạp cũng trở nên khó khăn, khiến trẻ không thể giao tiếp một cách mạch lạc.
Về mặt ngôn ngữ tiếp nhận, trẻ sẽ khó để tư duy và tiếp thu những gì người khác đang nói, và có thể gặp khó khăn trong việc làm theo hướng dẫn.
ADHD cũng thường khiến trẻ khó có thể quản lý nhiều cuộc trò chuyện cùng một lúc, đặc biệt là do khó xử lý ngôn ngữ nói nhanh hoặc quản lý các môi trường ồn ào, mất tập trung như một bữa tiệc hoặc một lớp học đông đúc 8 .
Làm thế nào để hỗ trợ kỹ năng giao tiếp cho trẻ mắc chứng ADHD
Gia đình, nhà trường và những người xung quanh là những thành tố quan trọng giúp cho trẻ có một môi trường lành mạnh và tích cực để cải thiện những cản trở trong giao tiếp. Đây sẽ là một quá trình đòi hỏi tính kiên nhẫn và sự bao dung rất lớn để có thể dìu dắt trẻ khắc phục.
Hình ảnh minh hoạ
Với những đặc điểm hạn chế về giao tiếp, trẻ cần một môi trường rèn luyện khả năng lắng nghe tích cực, luyện tập phản xạ tự nhiên bằng cách thiết lập các giao tiếp đơn giản, rõ ràng. Khi giao tiếp, cần cho trẻ thời gian để xử lý thông tin và tập dần những phản xạ giao tiếp cơ bản. 7
Ngoài ra, sự củng cố tích cực có tác dụng rất lớn trong việc xây dựng kỹ năng giao tiếp.Phụ huynh và nhà trường cần thường xuyên khen ngợi và động viên, cho trẻ có cảm giác an toàn và hoà nhập. Tránh sử dụng những ngôn ngữ tiêu cực hoặc chỉ trích, gây ảnh hưởng tâm lý và cản trở sự tiến bộ của trẻ. 1
Tuy nhiên, tuỳ vào tình trạng và mức độ của trẻ để gia đình đưa ra quyết định có sự hỗ trợ chuyên nghiệp của chuyên gia để tình hình của trẻ tiến triển tốt hơn.
Nguồn tham khảo:
Link 1 - How ADHD Impacts Your Child’s Communication Skills – and 11 Ways to Help
Link 2 - How Does ADHD Affect Speech?
Link 3 - ADHD & Speech Development and Delay
Link 5 - Rối loạn tăng động/giảm chú ý (ADHD)
Link 6 - Vocal Characteristics in Children With Attention Deficit Hyperactivity Disorder
Link 7 - Supporting Children With ADHD With Their Communication
Link 8 - The Effects of ADHD on Communication