Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) của trẻ. Cho đến hiện tại, nguyên nhân chính xác gây ra chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) vẫn chưa được hiểu rõ 1 .
Hình ảnh minh hoạ
Theo thông tin tại hội thảo khoa học “Chiến lược toàn diện trong quản lý trẻ tăng động giảm chú ý” của bệnh viện nhi Trung ương năm 2022, riêng ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ mắc tăng động giảm chú ý dao động từ 3,2 – 9,3% và trẻ tăng động giảm chú có kèm những rối loạn đồng diễn là 67%. 2
Số lượng trẻ em được điều trị ADHD đã tăng lên. Không rõ liệu có nhiều trẻ em mắc ADHD hơn hay nhiều trẻ em được chẩn đoán mắc ADHD hơn . Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn đang tiếp tục để tìm ra nguyên nhân, một số nguyên phổ biến có thể kể đến như sau:
ADHD thường di truyền trong gia đình và chiếm ¼ khả năng có cha mẹ mắc hội chứng ADHD. Nếu cha/mẹ có ADHD, 50% con sẽ có khả năng mắc ADHD. Cùng với đó, nếu anh/ chị mắc ADHD, thì đứa em có 30% khả năng cũng mắc phải hội chứng này. Một số bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp cha mẹ đưa con đi khám điều trị ADHD, nhưng phát hiện ra tình trạng ADHD của mình còn nặng hơn của con 3 .
2. Ảnh hưởng từ mẹ sang con
Hội chứng này cũng có thể mắc phải ngay từ khi trẻ còn trong bào thai do ảnh hưởng từ người mẹ. Nếu trong thai kì, người mẹ sử dụng các chất kích thích như uống rượu hay hút thuốc sẽ khiến tỉ lệ mắc ADHD ở trẻ tăng cao.
Cũng trong thời kỳ mang thai, có những trường hợp hiếm gặp có thể xảy ra, ví dụ như trẻ sinh non, sinh nhẹ cân hay tiếp xúc phải những chất độc hại trong môi trường, bị phơi nhiễm chì cũng là những nguyên nhân dẫn đến ADHD.
3. Yếu tố ngoại cảnh
Các nghiên cứu đã cho thấy nếu trẻ gặp phải chấn thương vùng não, gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của một số vùng não bộ, đặc biệt ở vùng vỏ não thuỳ trước trán, striatum, tiểu não cũng dẫn đến ADHD. Tương tự, hội chứng này cũng có thể xảy ra với trẻ bị bẩm sinh có các vấn đề với chức năng và cấu trúc não.
Hình ảnh MRI cho thấy một số vùng của não hoạt động kém hơn trên trẻ ADHD, đặc biệt vùng thuỳ trán nơi quyết định về nhận thức và hành vi. Có nhiều gene đã được tìm ra có liên quan tới ADHD, bao gồm các gene thụ thể dopamine (DRD4, DRD5), và gene của các chất vận chuyển dopamine (DAT1). 4
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, có rất nhiều bàn luận về những yếu tố bên ngoài khác chưa được chứng minh khoa học, gây tác động đến tình trạng ADHD của trẻ như: xem nhiều TV, ăn quá nhiều đường, tác dụng phụ cùa vaccines, … 3
Cha mẹ và người giám hộ của trẻ cần trang bị thêm những kiến thức cần thiết để có thể kịp thời nhận biết các dấu hiệu Tăng động giảm chú ý biểu hiện sớm ở trẻ, cũng như nắm được đúng căn nguyên gây bệnh để đưa ra phương án chữa trị kịp thời.
ADHD và hậu quả nếu không trị liệu
Bởi vì ADHD là rối loạn hành vi mãn tính suốt đời, nếu không trị liệu sẽ gây ảnh hưởng đến học hành, công việc, quan hệ xã hội và nhiều mặt khác cuộc sống. Trẻ em mắc ADHD sẽ kém chú ý, khả năng tập trung kém dẫn đến không thể tập trung tiếp thu, học kém hơn các bạn đồng trang lứa. Trẻ cũng gặp các vấn đề về giao tiếp, không biết diễn đạt hay không hiểu được ngữ cảnh hội thoại, khó hoà đồng với mọi người xung quanh. 2
Hình ảnh minh hoạ
Về lâu dài, trẻ sẽ bị lạc lõng, dẫn đến tự ti, trầm cảm hoặc tệ hơn là xuất hiện hành vi chống đối xã hội. Trẻ ADHD vì tăng động và hấp tấp nên cũng có khả năng gặp tai nạn cao. Nghiên cứu cho thấy trẻ ADHD phải đi cấp cứu nhiều hơn, ở tuổi vị thành niên thì có các vấn đề này với mức độ ngiêm trọng hơn, bao gồm cả uống rượu, hút thuốc, ma tuý, tình dục không an toàn, rối loạn ăn uống,… 5
Phụ huynh tuyệt đối không nên xem nhẹ những ảnh hưởng của ADHD, bởi nó có thể tạo ra những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt thường ngày của trẻ trong suốt quá trình trưởng thành.
Nguồn tham khảo:
Link 1: Attention Deficit Hyperactivity Disorder (ADHD)
Link 2: Tỉ lệ mắc ADHD tại Việt Nam
Link 3: Causes of ADHD: What We Know Today